Giáo dục trẻ em: cần trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường

Giáo dục trẻ em: cần trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường

08 04, 2015 tuyensinh89

Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng khi họ gửi con em mình đến trường thì trách nhiệm giáo dục và dạy dỗ học sinh là của nhà trường, họ đẩy và giao phó tất cả công việc hình thành nhân cách, tri thức của trẻ cho nhà trường.

Trong các giai đoạn phát triển thì lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà trẻ bắt đầu biết nhận thức và học mọi thứ từ cuộc sống xung quanh một cách nhanh nhất. Nếu không có sự phối hợp tốt nhất từ cả hai phía là gia đình và nhà trường thì  dù những giáo viên mầm non đều được đào tạo học trung cấp mầm non hoặc cao hơn thì việc có thể một mình đảm đương những trách nhiệm ấy là không thể.

day tre mam non

Giáo dục một đứa trẻ phát triển toàn diện phải có sự phối hợp gắn kết giữa gia đình và nhà trường. Đối với chúng, gia đình luôn là yếu tố quan trọng nhất, là nơi chứa đựng biết bao tình yêu thương, sự đùm bọc, lo lắng, chăm sóc từ khi chúng lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Còn nhà trường là nơi cung cấp kiến thức, giáo dục trẻ thành người. Mối quan hệ giữa 2 môi trường này là không thể tách rời.

Nhưng có không ít gia đình, khi đứa trẻ có vấn đề về đạo đức, nhà trường mời đến trao đổi thì nhận được những câu nói như: “Con tôi ở nhà rất ngoan, ở trường nó hư như vậy thì lỗi là tại thầy cô, bạn bè”. Và có những trường hợp đối xử rất thô bạo với con ngay trước mặt nhà trường và các học sinh khác. Thử hỏi như vậy, làm sao có thể giáo dục được con em mình tốt lên, hay là càng làm mọi chuyện tệ hơn.

Một bộ phận khác lại giáo dục con theo cách riêng của gia đình, bất chấp sự phối hợp của nhà trường. Có trẻ từng nói: “Ba con dạy có thể trung thực trong học tập nhưng không nên quá trung thực trong xã hội”. Nếu ai cũng giữ cách dạy con thành người ích kỷ như vậy thì làm sao chúng có được sự hòa nhập vô tư với bạn bè, và làm sao để sau này bước ra cuộc sống…

Ngay từ khi còn nhỏ, ở trường học sinh được dạy không chửi bậy, không nói tục, không xả rác, phải biết xếp hàng khi mua quà bánh hoặc khi tham gia các hoạt động. Những quy tắc tưởng như vô cùng đơn giản ấy lại dễ bị phá vỡ từ phía nhiều gia đình. Nhiều phụ huynh khi thấy con mang rác đến nơi quy định thì lại bảo chúng vứt xuống đường cho nhanh, hoặc khi xếp hàng mua đồ, hay các hoạt động công cộng thì chính phụ huynh là người chen lấn, xô đẩy và xả rác. Với việc sợ con không được cái này cái khác nên cha mẹ đã can thiệp quá sâu vào hoạt động của trẻ. Nếu chính bản thân không làm tấm gương tốt cho con cái học tập thì làm sao có thể dạy dỗ chúng lên người.

Vậy nên, để giáo dục được một đứa trẻ tốt hay không thì cần nhất là sự phối hợp trong cách giáo dục giữa nhà trường và gia đình, đó là sự thẳng thắn trao đổi và thừa nhận những thiếu xót để có cách giáo dục phù hợp nhất cho từng trẻ, chỉ như vậy thì chúng ta mới có thể thực hiện đúng việc trồng người đúng nghĩa.

0979.86.86.59

1 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments