Công chức và viên chức – Sự khác nhau cơ bản không phải ai cũng biết

Công chức và viên chức – Sự khác nhau cơ bản không phải ai cũng biết

28 02, 2017 tuyensinh89

 Để hiểu Công chức và viên chức có đặc thù khác nhau về tuyển dụng, lương và các chế độ liên quan tiền lương như thế nào? Chúng ta hãy cùng so sánh một số đặc điểm cơ bản sau:

 

 

CÔNG CHỨC

 

VIÊN CHỨC

1

Công chức là gì?

Theo Điều 4 Luật Cán bộ, công chức thì công chức được hiểu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

  Viên chức là gì?

Ngày 01/01/2012 , Luật Viên chức có hiệu lực, tại Điều 2 Luật Viên chức thì viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2 Về căn cứ tuyển dụng

Công chức phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế, vị trí việc làm và yêu cầu công việc

Viên chức căn cứ vào nhu cầu công việc, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

3 Về hình thức tuyển dụng

Hầu hết các công chức đều phải tham gia thi tuyển một cách nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Nội vụ

Công chức được phân chia theo ngạch: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp

Có 2 hình thức: thi tuyển hoặc xét tuyển

Viên chức được phân theo chức danh nghề nghiệp thể hiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ của viên chức, Ví dự: Giảng viên chính, Kỹ sư chính (hạng II), Nghiên cứu viên chính, Thanh tra viên chính….

4 Các hình thức kỷ luật
 – Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc (tùy vào mức độ vi phạm) – Khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc (tùy vào mức độ vi phạm)
5 Chuyển đổi giữa cán bộ công chức và viên chức

1.     Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí công việc phù hợp.

2.     Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức

1.     Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển

2.     Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng

phân biệt công chức và viên chức

 

Để đủ điều kiện thi tuyển công chức hoặc xét tuyển viên chức, người tham gia dự tuyển phải tham dự và được cấp chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

Địa chỉ các cơ sở tổ chức lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên uy tín của Bộ Nội vụ: Xem TẠI ĐÂY

0979.86.86.59

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments