Phân loại cụm thi khiến nhiều học sinh băn khoăn

Phân loại cụm thi khiến nhiều học sinh băn khoăn

16 03, 2015 tuyensinh89

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, [1] chiều 9/3 tại Trụ sở Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghe lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) báo cáo về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giáo dục Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi năm nay cả nước sẽ có 38 cụm thi liên tỉnh (ít nhất 2 tỉnh, thành phố) dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp và có nguyện vọng xét tuuyển ĐH, CĐ.

Số lượng cụm thi tỉnh dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp chưa được nêu trong báo cáo, từ cách gọi tên “Cụm thi tỉnh” có thể dự đoán số lượng cụm thi kiểu này bắt buộc sẽ là 63 (cả nước có 63 tỉnh thành phố trực thuộc TƯ), nếu số lượng cụm thi tỉnh ít hơn 63 thì có nghĩa là sẽ xuất hiện loại cụm thứ 3: “cụm thi tỉnh liên tỉnh”?

Bộ GD&ĐT cũng khẳng định sự bảo đảm công bằng cho thí sinh nghĩa là “dù ở cụm thi tỉnh hay liên tỉnh thì thời gian, đề thi, thanh tra… là như nhau”.

Thông tin nêu trên ngay lập tức được người dân, đặc biệt là truyền thông đón nhận với những suy luận không chính xác như “38 cụm thi đại học: Choáng ngợp trước quy mô kỳ thi” hay “sẽ có 38 cụm thi THPT quốc gia”… Sự không chính xác của một số phát biểu xuất phát từ chính cách thức phân loại của Bộ GD&ĐT.

Theo đó, muốn được xét tuyển vào CĐ-ĐH thì phải thi tại cụm thi liên tỉnh vì thế các cụm thi này nghiễm nhiên trở thành “cụm thi đại học”. Cần phải thấy rằng  đây là một kỳ thi quốc gia duy nhất mà kết quả của nó dùng để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển CĐ-ĐH do vậy không thể nói là chỉ có “38 cụm thi quốc gia”,  lại càng không thể nói “có 38 cụm thi đại học”.

Vì sao lại khẳng định như vậy?

Bộ trưởng Phạm Vũ luận cho biết “ Đến nay đã có 125 trường ĐH-CĐ được Bộ GD&ĐT phê duyệt phương án tuyển sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả cụm thi tỉnh (vốn dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng thi tốt nghiệp) và cụm thi liên tỉnh; 300 trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp ở cụm thi liên tỉnh”. [1]

Từ ý kiến của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có thể thấy một sự không nhất quán trong chủ trương của Bộ GD&ĐT khi phân biệt cụm thi tỉnh và liên tỉnh,  có thể sự không nhất quán này là một thay đổi theo hướng tích cực xuất phát  từ yêu cầu của Thủ tướng, rằng “những cháu ban đầu chỉ muốn thi tốt nghiệp nhưng sau đó lại có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chúng ta cũng đều đáp ứng”.

Đến đây có lẽ nên đính chính là sẽ có 38+63=101 cụm thi đại học chứ không phải chỉ là 38.

Chính sự phân loại cụm thi như đã nêu, một cách tự nhiên sẽ kéo theo sự phân loại thí sinh và nhận thức về mức độ quan trọng của kỳ thi tại mỗi loại cụm.

Như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “Từ nay cho đến trước khi tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT cần tiếp tục tiếp thu, điều chỉnh các quy định sao cho hợp lý nhất, tạo sự đồng thuận cao nhất trong nhân dân và toàn xã hội”.

Có hai vấn đề nêu lên bây giờ tuy đã muộn song sẽ cần thiết để Bộ GD&ĐT xem xét trong tương lai, tránh nảy sinh những vấn đề tiêu cực cả từ phía thí sinh lẫn phía nhà tổ chức.

Về phía cơ quan tổ chức kỳ thi, có mấy điều cần bàn luận.

Thứ nhất, dù phân loại cụm thi với mục đích rõ ràng là “có hoặc không có” nguyện vọng xét tuyển CĐ-ĐH nhưng Bộ GD&ĐT lại đồng ý cho 125 trường đại học, cao đẳng tuyển sinh bằng cách sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT ở cả hai loại cụm nên ngay từ đầu tiêu chí phân loại đã không được tôn trọng. Có thể nói đây là bước trượt chân ngay tại vạch xuất phát, việc phân loại cụm thi trở nên không cần thiết.

Thứ hai, như đã nêu số lượng cụm thi có thể sẽ là 101, nghĩa là sẽ có vài chục tỉnh thành có hai loại cụm thi, liệu có thể xảy ra chuyện các địa phương dành ưu tiên “đặc biệt” về cơ sở vật chất, nhân lực cho cụm tỉnh mà lơ là cụm liên tỉnh? Câu hỏi này cần được quan tâm thích đáng vì lẽ cụm tỉnh là dành riêng cho “con em trong nhà”, tỷ lệ đỗ cao phản ánh chất lượng giáo dục tại địa phương và cũng tạo điều kiện cho thí sinh được xét tuyển vào CĐ-ĐH nên khó có chuyện địa phương không “tất cả vì con em trong tỉnh”!

0979.86.86.59

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments