Cần xác lập lại công bằng hơn cho môi trường giáo dục đại học

Cần xác lập lại công bằng hơn cho môi trường giáo dục đại học

27 12, 2014 tuyensinh89

Chia sẻ với các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn quốc về giáo dục đại học trong thời gian vừa qua, ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết, hiện nay dường như chúng ta vẫn có sự đối xử chưa công bằng giữa trường công lập và ngoài công lập, thể hiện ngay cả những tên gọi (có trường công lập, trường tư thục…).

Hay như có tên gọi trường đại học xuất sắc, trường đại học học trọng điểm? Vậy đặt câu hỏi các trường khác không xuất sắc, không trọng điểm? Ngoài ra, theo ông Hoàng, hàng loạt các mặt khác cũng chưa thể hiện sự bình đẳng giữa trường công và ngoài công lập, ví như cơ chế, chính sách, tiếp cận các nguồn lực, phân bổ nguồn lực.

Ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương

“Câu chuyện bình đẳng cần tiếp tục làm cho tốt, ngay cả trường trọng điểm chúng ta vẫn chỉ nghĩ là trường công lập, trường ngoài công lập cũng trọng điểm được chứ? Phải phấn đấu để có  một sân chơi bình đẳng. Tôi cho rằng, khi vẫn còn trường mà cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT thì cũng khó mà bình đẳng, do đó không nên có cơ quan chủ quản, việc quản lý nhà nước là của ngành giáo dục” ông Hoàng suy nghĩ.

Dư luận cho rằng, giữa trường công lập và ngoài công lập không thể có chuyện cho bằng nhau chức năng và nhiệm vụ. Đương nhiên là như vậy, nhưng ông Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, như vậy không có nghĩa là bất bình đẳng. 

Quan niện về hai chữ “Đại học”, ông Hoàng cho rằng “Đại” có nghĩa là “người lớn”, học theo kiểu của người lớn, dạy theo kiểu cho người lớn. Do đó, câu chuyện của người lớn thì không “áp đặt” được. Việc áp đặt sẽ không mang lại năng lực cho người học.

Câu chuyện năng lực cũng không có thể truyền thụ được, học trò không thể đi xin thầy năng lực. Thầy giáo có thể là nhà văn hóa, tâm lý, nghệ sỹ phát hiện những tiềm ẩn, bí ẩn trong não con người, người thầy sẽ kích thích yếu tố bên trong đó phát triển. Phải suy nghĩ độc lập mới có tri thức.

Cách làm giáo dục mà cho cả cộng đồng thụ động thì cách làm giáo dục đó không tạo ra tri thức. Nhưng có tri thức thì trong xã hội, trong cộng đồng mới có lực lượng nòng cốt.

Hiệp hội Đại học và Cao đẳng Việt Nam nên xứng đáng với hai chữ “Đại và Cao” đó. Theo ông Hoàng, việc ra đời Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng sẽ là tiền đề để xác lập lại môi trường giáo dục đại học được công bằng hơn. 

Theo quan điểm của ông Hoàng, Nhà nước nên giao thêm nhiệm vụ cho Hiệp hội mà lâu nay Nhà nước vẫn làm, để Nhà nước rảnh tay hơn làm những việc quản lý nhà nước. 

“Khi Nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự lành mạnh đồng hành với nhau thì đó là biểu hiện của dân chủ” ông Hoàng khẳng định.

Theo GDVN

0979.86.86.59

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments