Một giáo viên mầm non có trách nhiệm và tâm huyết với nghề cần có những kỹ năng gì
25 09, 2015 tuyensinh89
Ngoài những điều được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường , có những kỹ năng mà phải khi làm việc thực tế , tiếp xúc với trẻ nhỏ , các cô giáo mầm non mới hiểu được và biết tự hoàn thiện bản thân . Sau đây là một số kỹ năng cần thiết để trở thành một giáo viên dạy trẻ giỏi và có tâm huyết , trách nhiệm với nghề .
Nhẹ nhàng , ân cần với trẻ
Đây là kỹ năng quan trọng nhất khi muốn trở thành một giáo viên mầm non . Một cô giáo yêu nghề , yêu trẻ nhỏ là người mà trẻ nhỏ luôn yêu mến , muốn gần gũi như cha mẹ của mình . Trong quá trình làm việc , các giáo viên mầm non sẽ không ít lần phải đối diện với cảnh các bé mè nheo , biếng ăn , đòi hỏi, khóc lóc … Nhưng thay vì việc la mắng , sự ân cần , nhẹ nhàng, trấn an trẻ sẽ thiết thực hơn và có ích hơn rất nhiều . Có thể sẽ mất nhiều thời gian để rèn luyện rỹ năng này dù trong trường trung cấp mầm non các cô giáo đã được hướng dẫn và thực hành. Tuy nhiên đối với những người yêu nghề , yêu trẻ nhỏ , kỹ năng này là không khó , thực tế có rất nhiều cô giáo mầm non dạy trẻ với tâm niệm luôn là nhẹ nhàng , mềm mỏng và yêu thương trẻ .
Quan hệ tốt với phụ huynh
Muốn nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ , ngoài việc chăm sóc bé trên trường , người giáo viên tận tâm với nghề còn phải biết được những thói quen , tâm tư , khả năng của từng bé . Người hiểu rõ những điều này ở bé , không ai khác chính là cha mẹ của trẻ , việc trao đổi thông tin giữa cô giáo và phụ huynh là vô cùng quan trọng và cần thiết .
Biết tin tưởng và dạy trẻ cách chủ động
Dạy trẻ không có nghĩa là phục vụ trẻ , làm cho trẻ tất cả mọi việc mà ngược lại , phải biết dạy trẻ điều hay lẽ phải , giúp trẻ hoạt bát nhanh nhẹn , biết làm việc , không được lười biếng . Ví dụ cụ thể như việc dạy trẻ biết dọn dẹp đồ chơi sau mỗi lần chơi xong , biết tự rửa tay , rửa mặt trước khi ăn và sa u khi ngủ dậy . Cái khó là làm thế nào để trẻ thực hiện những kỹ năng đó một cách hào hứng và thành thói quen .
Kỹ năng sư phạm tốt
Làm nghề nuôi dạy trẻ không có nghĩa là sáng đến lớp tối về mà còn đòi hỏi những thày cô giáo luôn phải lên trước những giáo trình cho mỗi buổi học, lên lịch chi tiết những hoạt động cụ thể cho từng ngày để giúp trẻ luôn vui vẻ , hào hứng mỗi ngày tới trường và không cảm thấy nhàm chán . Những kỹ năng này đã được giảng dạy khi còn học trung cấp mầm non ,tuy nhiên người giáo viên mầm non giỏi là người luôn phải biết làm mới bản thân cũng như cách giảng dạy mỗi ngày , điều này không phải ai cũng có thể làm được .
Tạo ra tiếng cười , sự hòa đồng , gắn kết giữa các bé
Một ngôi trường mầm non không thể tiếu được tiếng cười trẻ thơ , mỗi lớp học giống như một ngôi làng nhỏ , mỗi trẻ là một thành viên trong ngôi làng đó . Người giáo viên giống như người “đứng đầu” mỗi ngôi làng , phải biết tạo ra được tiếng cười , tình yêu thương , sự ấm áp và đoàn kết .
Kỹ năng ứng phó tình huống , xử lý những tai nạn bất ngờ có thể xảy đến với trẻ .
Mọi người thường ví cô giáo mầm non như những cô y tá cho trẻ nhỏ . Dạy cho trẻ biết làm gì khi gặp tai nạn nhỏ như bụi bay vào mắt , nghẹn thức ăn … và chính bản thân biết làm gì, sơ cứu như thế nào cho trẻ nhỏ khi gặp tình huống xấu như trẻ bị ngã , bị sốt cao … cũng là điều rất quan trọng mà mỗi giáo viên cần nắm vững.
>>> Học trung cấp sư phạm mầm non uy tín tại Hà Nội .
>>> Tuyển sinh văn bằng 2 mầm non , tốt nghiệp và lấy bằng chỉ sau 1 năm học .
>>> Khóa học trung cấp công nghệ thông tin đang hot năm 2015 .