Tại sao bạn vẫn thất nghiệp?
17 12, 2014 tuyensinh89
Bạn có cảm thấy những người xung quanh bạn đều đã kiếm được công ăn việc làm trong khi bạn vẫn đang thất nghiệp. Đã bao giờ bạn nhìn nhận hay tìm hiểu vì sao lại như vậy? Hãy cùng điểm qua 1 số lí do có thể là nguyên nhân khiến bạn như vậy…
Bạn chưa tham gia networking:
Networking là một sự gặp mặt giữa bạn bè cũ, người học khóa trên hay những người quen khác để hỏi han tình hình về nhau. Đây cũng có thể gọi là một hình thức giao tiếp. Những người này có thể cho bạn thông tin chính xác về việc đi làm tại một công ty hay công ty đó đang tuyển những vị trí nào. Thông qua họ, bạn có thể biết được những công việc không đăng tuyển. Cho dù đã nỗ lực tìm kiếm công việc trên mạng, báo chí,… bạn cũng chưa làm đủ đâu.
Bạn đòi hỏi quá nhiều:
Bạn đặt ra quá nhiều yêu sách với công ty như: mức lương, thăng chức, ưu đãi… Lúc này, bạn đã quá coi trọng quyền lợi bản thân mà quên mất việc bạn sẽ đóng góp cho công ty như thế nào. Rõ ràng, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc việc chọn một người sẵn sàng hy sinh lợi ích bản thân cho cộng đồng hơn là người đòi hỏi đặc quyền nhiều như bạn.
Bạn quá kén chọn:
Khi công việc yêu cầu bạn phải làm cả ngày cuối tuần, công việc bắt phải đi công tác xa, công ty quá xa nhà bạn, bạn luôn luôn chần chừ. Điều đó cũng chứng minh, bạn chưa sẵn sàng lăn xả trong công việc và rất thụ động. Cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ giới hạn ở không gian hẹp hơn, và bạn sẽ tốn nhiều thời gian để chọn ra việc làm thích hợp hoàn toàn với những khía cạnh bạn đặt ra.
Bạn không biết bản thân muốn làm gì:
Ở xu hướng thời đại, có nhiều người chạy theo những công việc trào lưu mới nhưng cũng sớm bỏ việc vì không hợp. Hãy nên xác định việc mình thích làm và phù hợp với mình. Bạn luôn có cảm giác mơ hồ về năng lực bản thân. Để khám phá ra mình, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như: Mình giỏi ở những mặt nào? Mình thích những điều gì? Tính cách bạn như thế nào? Mình muốn làm gì? Như vậy, bạn mới tìm ra một việc làm thích hợp cũng như gắn bó dài lâu với công việc.
Kĩ năng phỏng vấn quá tệ:
Bạn chưa biết gì về cách thức trả lời cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp, đồng thời cũng không biết phải ăn mặc như thế nào, cử chỉ ra sao. Hậu quả, là bạn cứ trả lời theo bản năng, ăn mặc cẩu thả, nhai kẹo cao su, hút thuốc trong phòng phỏng vấn. Chính vì kĩ năng và ý thức phỏng vấn bạn không có, cho nên, nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ liên lạc với bạn.
Bạn thiếu nhiệt tình:
Bạn chưa thể hiện sự quyết tâm để đạt được công việc, thái độ bạn lúc này là có hay chẳng có cũng được. Do đó, khi gặp những câu hỏi hóc búa và bài kiểm tra IQ phỏng vấn, bạn dễ dàng buông xuôi. Suy nghĩ: không có việc này thì có việc khác sẽ vì thế mà xoay vòng. Nó làm bạn tốn nhiều thời gian lắm đấy. Dù bạn có ít kĩ năng nhưng sự nhiệt tình, tinh thần học hỏi cũng có thể làm nhà tuyển dụng sẽ xem xét lại bạn. Ngược lại, họ cũng sẽ chẳng có ấn tượng gì với một ứng viên chẳng khao khát công việc.
Bạn không đủ tiêu chuẩn cho công việc:
Lí do để các nhà tuyển dụng đăng tải yêu cầu công việc chính là để lọc bớt những thí sinh không đủ tiêu chuẩn. Bạn không có kinh nghiệm làm việc thì lí do gì mà phải nộp đơn vào vị trí Quản lí cấp cao. Lúc này, nhà tuyển dụng không còn cách nào khác là loại ngay CV của bạn.
Hồ sơ xin việc của bạn có vấn đề:
Hồ sơ xin việc (CV) là bước đầu tiên để bạn tự tiếp thị bản thân với nhà tuyển dụng. Do có rất nhiều hồ sơ của ứng cử viên, nhà tuyển dụng thường không đọc hết tất cả mà chỉ lướt để tìm những từ khóa then chốt thôi. Một CV cẩu thả là khi nó có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, trình bày không mạch lạc, và có quá nhiều thông tin thừa thãi. Vì vậy, nếu nộp đơn quá lâu rồi mà vẫn chưa được gọi, hãy xem lại CV của mình, rút kinh nghiệm cho đợt sau.
Nguồn: Internet