Cơ bản về đào tạo hệ trung cấp ngành sư phạm mầm non

Cơ bản về đào tạo hệ trung cấp ngành sư phạm mầm non

02 03, 2015 tuyensinh89

Ngành sư phạm mầm non đã có ở nước ta từ rất lâu và nhu cầu nguồn nhân lực dành cho ngành này cũng vô cùng lớn. Đây là 1 ngành tiềm năng và có sức thu hút lớn với các bạn trẻ đặc biệt là nữ và luôn mang trong mình tình thương yêu lớn dành cho trẻ em – những mầm non tương lai của đất nước. Tuy nhiên, hấu hết các bạn trẻ khi quyết định theo học ngành này đều chưa hiểu rõ được về những đặc điểm, quy định và những yêu cầu đối với 1 giáo viên mầm non, hoặc khi ra trường các bạn sẽ được làm việc trong môi trường nào.

Vậy ngành sư phạm mầm non là gì? Hiện nay, bậc học thường thấy nhất của ngành này là hệ trung cấp mầm non và chương trình học này giúp người học có được những kiến thức cốt lõi và kỹ năng cơ bản trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng yêu cầu xã hội đối với sự phát triển giáo dục mầm non. Người học có thể đảm nhiệm được công việc của giáo viên mầm non trong các loại hình cơ sở giáo dục mầm non và có thể học liên thông chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành giáo dục mầm non. Có thể tìm hiểu cụ thể như sau: 

 

Trung cấp mầm non nghề dễ dàng tìm được việc làm ổn định

 

 

Tên ngành học:  sư phạm mầm non

 Thời gian đào tạo : 24 tháng cho HS đã tốt nghiệp THPT, 27 tháng cho HS thi trượt Tốt nghiệp THPT, 36 tháng cho HS đã tốt nghiệp THCS

Đối tượng: Học sinh tốt nghiệp THPT, Bổ túc THPT hoặc thi trượt tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp THCS (theo Qui chế tuyển sinh Trung cấp chuyên nghiệp của BGD&ĐT)

Mục tiêu đào tạo:

Đào tạo giáo viên mầm non trình độ trung cấp có phẩm chất sư phạm, năng lực chuyên môn và sức khỏe nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, cụ thể:

            1. Về Kiến thức:

– Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng vào thực tiễn giáo dục mầm non.

– Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non ở trình độ trung cấp để thực hiện tốt công tác chuyên môn.

– Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.

– Người học sư phạm mầm non biết áp dụng kiến thức khoa học giáo dục mầm non vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thuộc các đổi tượng khác nhau, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

          2. Về Kỹ năng:

– Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.

– Thiết kế kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp mục tiêu giáo dục, đặc điểm phát triển trẻ và điều kiện thực tiễn của địa phương.

– Thiết kế môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ, đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ.

– Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp, khoa học với yêu cầu của từng độ tuổi, của từng trẻ trong cùng độ tuổi.

– Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.

– Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

– Quan sát, đánh giá mức độ phát triển của trẻ tại nhóm lớp quản lý.

– Quản lý nhóm lớp hiệu quả.

– Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.

– Có khả năng tuyên truyền, phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

– Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn.

              3. Về Thái độ:

– Người học sư phạm mầm non có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao.

– Yêu nghề, yêu trẻ, sẵn sang đảm nhiệm các công việc được giao ở các cơ sở mầm non.

Khung chương trình đào tạo

 

TT

Tên học phần

I

Các học phần chung

1

Giáo dục quốc phòng

2

Giáo dục Chính trị

3

Giáo dục thể chất

4

Ngoại ngữ

5

Pháp luật

6

Tin học

7

Kỹ năng giao tiếp

II

Các học phần cơ sở

8

Đọc kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ mầm non

9

Tạo hình

10

Kỹ năng làm đồ chơi

11

Nhạc 1

12

Nhạc 2

13

Vận động theo nhạc

14

Sinh lý trẻ mầm non từ 0 đến 6 tuổi

15

Tiếng Việt thực hành

16

Giáo dục học đại cương

17

Tâm lý học đại cương

18

Nghề giáo viên mầm non

III

Các học phần chuyên môn

18

Vệ sinh – Dinh dưỡng trẻ mầm non

19

Phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

20

Giáo dục hòa nhập

21

Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục ở trường mầm non

22

Tâm lý học mầm non

23

Phương pháp phát triển ngôn ngữ

24

Phương pháp làm quen tác phẩm văn học

25

Phương pháp giáo dục âm nhạc

26

Phương pháp giáo dục thể chất

27

Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình

28

Phương pháp khám phá khoa học và môi trường xung quanh

29

Phương pháp làm quen với toán

30

Phươn pháp tổ chức hoạt động vui chơi

31

Giáo dục học mầm non

IV

Thực tập cơ bản

33

Thực tập nghề nghiệp 1

34

Thực tập nghề nghiệp 2

V

Thực tập tốt nghiệp

 Trên đây là quá trình đào tạo cơ bản nhất trong hệ đào tạo trung cấp ngành sư phạm mầm non. Hi vọng sau khi tìm hiểu các bạn trẻ sẽ càng thêm yêu thích và sẽ muốn gắn bó hơn với ngành này. Hãy tự tin theo đuổi đam mê nghề nghiệp của mình, đừng vì những định kiến, những luồng suy nghĩ trái chiều mà để lỡ cơ hội nghề nghiệp trong cuộc đời bạn. Chúc bạn thành công!

0979.86.86.59

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments