Học trung cấp mầm non: những điều bạn cần biết

Học trung cấp mầm non: những điều bạn cần biết

11 03, 2015 tuyensinh89

Được dự đoán là một trong những ngành có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, ngành sư phạm mầm non đang chiếm được sự quan tâm và có sức thu hút rất lớn các bạn trẻ muốn tìm cho mình một cơ hội xây dựng sự nghiệp. Tuy nhiên, những thông tin để tìm hiểu về ngành này vẫn còn tương đối hạn chế. Xin được giới thiệu với độc giả những kiến thức chung nhất về bậc học phổ biến nhất hiện nay trong ngành này là hệ trung cấp mầm non.

1. Giới thiệu chung

Hệ trung cấp chuyên nghiệp ngành sư phạm mầm non với mục đích đào tạo những giáo viên mầm non có trình độ trung cấp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ, tác phong chuyên nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe để làm việc. Về năng lực chuyên môn, sinh viên học trung cấp mầm non được đảm bảo có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm việc làm hoặc sau khi tốt nghiệp nếu có điều kiện có thể tự đứng ra thành lập các trường, cơ sở mầm non,…, đồng thời có khả năng tự học, tự nghiên cứu tiếp thu các thành tựu của khoa học giáo dục hoặc học liên thông lên các bậc học cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân, của xã hội.

Sau khóa học 24 tháng, bạn đã trở thành 1 giáo viên mầm non (ảnh minh họa)
Sau khóa học 24 tháng, bạn đã trở thành 1 giáo viên mầm non (ảnh minh họa)

Khóa học trung cấp mầm non bao gồm những kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành về giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kiến thức về Giáo dục chính trị, Tin học, Tiếng Anh, Giáo dục thể chất, Pháp luật, Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Kỹ năng giao tiếp.

Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng trung cấp chuyên nghiệp có khả năng chăm sóc, giáo dục trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi tại các trường mầm non, các cơ sở giáo dục mầm non, đảm bảo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

2. Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.

Khi nền giáo dục nước ta đang ngày một phát triển và đi lên, ngành mầm non đã ngày càng được xã hội quan tâm và chú trọng phát triển cả về số lượng giáo viên và chất lượng đào tạo. Để trở thành một giáo viên mầm non trước tiên phải đam mê, yêu nghề mến trẻ. Sau quá trình học tập hai năm, các giáo viên mầm non không chỉ biết dạy các em hát và múa mà còn dạy cho trẻ những kỹ năng về hình thành từ tuổi học mầm non như kỹ năng lằm việc theo nhóm, kỹ năng cảm nhận, kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp…tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các em trong tương lai sau này.

3. Chuẩn đào tạo giáo viên mầm non

            3.1. Về kiến thức

– Hiểu và trình bày được kiến thức đại cương về khoa học xã hội – nhân văn phù hợp với ngành sư phạm mầm non.

– Sử dụng kiến thức ngoại ngữ và tin học cơ bản để có thể nhận biết, vận hành sử dụng một số phương tiện nghe nhìn trong giáo dục mầm non.

– Hiểu, trình bày và vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục như Tâm lý học Mầm non, Giáo dục học Mầm non, Phương pháp dạy học để có thể kiểm tra, đánh giá kết quả và quản lý quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

– Vận dụng, liên kết những kiến thức cơ sở về giáo dục mầm non và phương pháp giảng dạy tất cả các học phần, các hoạt động giáo dục ở chương trình bậc học mầm non.

– Vận dụng kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non để lập kế hoạch, tổ chức các hình thức chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non.

– Vận dụng tích hợp những kiến thức chuyên sâu về tâm lý lứa tuổi, giáo dục học mầm non để đảm nhận công tác lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.

             3.2. Về kỹ năng

– Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo năm học, tháng, tuần, ngày; xây dựng hồ sơ dạy học và giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non.

– Tổ chức thành thạo các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng thích hợp.

– Kiểm tra, đánh giá chính xác sự phát triển của trẻ trên lớp.

– Quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tại nhóm/lớp ở trường mầm non.

– Khai thác, sử dụng các phần mềm thông dụng để soạn thảo văn bản, thiết kế và trình diễn trong dạy học và giáo dục trẻ mầm non.

            3.3. Về thái độ

– Thể hiện được tác phong công nghiệp, tinh thần sáng tạo, luôn cập nhật thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

– Nhận biết được nhu cầu học tập suốt đời, tích cực nghiên cứu học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

– Tuân thủ tổ chức kỷ luật, tu dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo, có trách nhiệm nghề nghiệp, kể cả trách nhiệm với người sử dụng lao động và trách nhiệm đối với xã hội.

– Có lòng yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ được giao.

– Trân trọng, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Ngoài ra, trong khung chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hiện nay còn có thêm hệ đào tạo văn bằng 2 mầm non hệ trung cấp dành cho những bạn đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học ở những khối ngành khác nhưng lại có niềm đam mê và muốn theo đuổi ngành này.

 

0979.86.86.59

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments