Lý do thực sự bạn phải vào học Đại học?
03 09, 2014 tuyensinh89
Hiện nay, còn rất nhiều bậc phụ huynh “quan tâm” sự nghiệp học hành của con cái họ bằng cách luôn khuyến khích, động viện con em mình cố thi vào một trường đại học. Phần vì muốn con cái họ được ăn học đàng hoàng, phần vì muốn “tỏ danh” với hàng xóm, láng giềng. Làm thế không sai, nhưng họ đang đặt áp lực lớn lên con cái của họ: “bằng mọi giá phải vào được Đại học”…
Hiện nay, còn rất nhiều bậc phụ huynh “quan tâm” sự nghiệp học hành của con cái họ bằng cách luôn khuyến khích, động viện con em mình cố thi vào một trường đại học. Phần vì muốn con cái họ được ăn học đàng hoàng, phần vì muốn “tỏ danh” với hàng xóm, láng giềng. Làm thế không sai, nhưng họ đang đặt áp lực lớn lên con cái của họ: “bằng mọi giá phải vào được Đại học”. Về các bạn học sinh thì luôn luôn trong tâm lý căng thẳng mỗi khi kỳ thi Đại học tới. Không phải ai cũng có thể đỗ được Đại học, mỗi trường đều có tỷ lệ chọi, con em họ sẽ thế nào nếu nằm ngoài cái “tỷ lệ chọi” đó. Theo thống kê mỗi năm, chỉ có một tỷ lệ khoảng 40% các thí sinh đủ điều kiện bước qua cổng trường ĐH-CĐ. Có học sinh năm nào cũng thi chỉ để thỏa mãn tấm bằng Đại học cho phụ huynh học. Điều này gây tốn kém cho cả gia đình và xã hội, mặc dù đó là nguyện vọng chính đáng của các bậc phụ huynh và các bạn trẻ.
“Chỉ vào Đại học thì tương lai mới mở rộng”
Vào Đại học không phải dễ dàng, với những bạn năng lực không thực sự tốt thì càng khó khăn và áp lực. Khi bước chân vào được sau cánh cổng Đại học thì còn muôn vàn “thử thách” chờ bạn, buộc bạn phải luôn cố gắng để đạt được học lực khá, giỏi, với tâm lý có bằng Khá trở lên bạn mới có thể xin được việc.
Nhưng không phải như vậy, tỷ lệ sinh viên được điều tra, khảo sát qua các thống kê trong môn xác suất thôi cũng đủ để thấy được sinh viên Đại học xác định được mục đích của mình vào Đại học để làm gì thì thực sự khiêm tốn – con số chỉ đạt khoảng 15%. Học Đại học để cho bằng bạn bằng bè, vì gia đình… đều là những mục đích của các bạn khi vào Đại học. Không có mục đích các bạn càng không có động cơ học tập, phấn đấu, chính các bạn cũng không biết bạn cần những gì ở trường Đại học. Hậu quả là, không ít cử nhân, sau khi tốt nghiệp ra trường lại nhận ra rằng việc thu nhận kiến thức trên giảng đường và trong thực tế là một khoảng cách quá xa.
Sự nhận biết về chuyên ngành học đã không đúng như thực tế đòi hỏi, thành thử tìm việc làm đúng nghề, đúng nghiệp là quá khó. Các bạn chấp nhận làm trái ngành, trái nghề, thậm chí có tấm bằng giỏi trong tay bạn cũng khó xin việc.
Các nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ hỏi trình độ bằng cấp của bạn như thế nào, thậm chí họ chỉ lướt qua trong bản CV của bạn. Thế họ cần những gì ở bạn – đó là kinh nghiệm và tinh thần của bạn.
Con đường học đúng đắn?
Bạn lấy kinh nghiệm và tinh thần ở đâu? Đó là từ lúc bạn chọn cho mình ngành nghề mà bạn yêu thích và lựa chọn cho mình môi trường học tập phù hợp với bạn nhất. Trường Đại học quá khó với bạn, bạn có thể chọn học các trường trung cấp. Học trung cấp hiện nay đã đào tạo đủ mọi ngành nghề như các trường Đại học. Trong đó, theo các chuyên gia, vẫn có những ngành nghề hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng khá cao như: ngành kế toán, ngành dược, mầm non, du lịch…. Bạn ngại ngùng khi học trung cấp đó là điều sai lầm, không cấp bậc đào tạo nào hướng dẫn thực hành, lấy kinh nghiệm ngay trong trường học cho bạn như hệ trung cấp. Ra trường bạn sẽ tự tin xin được việc ngay với kinh nghiệm của mình đang có.
Đây sẽ là cơ hội để các bạn trẻ vươn tới thành công bằng cách học tập tại các trường trung cấp nghề bởi đây là con đường ngắn nhất, đòi hỏi kỹ năng thực tế cuộc sống hơn là những kiến thức khô khan, “bác học”… được học tập tại các giảng đường. Hơn nữa, học tập tại các trường nghề bạn trẻ được “cầm tay chỉ việc”, mang những kiến thức khô khan áp dụng vào ngay thực tế để các bạn trẻ hiểu và tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp được đào tạo.