Những điều cơ bản về đào tạo liên thông đại học

Những điều cơ bản về đào tạo liên thông đại học

23 03, 2015 tuyensinh89

Đối với các sinh viên cao đẳng, trung cấp thì việc học liên thông đại học không còn là điều xa lạ và đây luôn được xem là con đường vòng để các bạn có cơ hội theo đuổi tấm bằng đại học. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về loại hình đào tạo này. Có thể chỉ ra những điều cơ bản về liên thông đại học như sau:

Ra đời với mục đích gì?

Năm 2006, chương trình đào tạo liên thông đại học được Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu muốn nâng cao trình độ kiến thức của những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và muốn học lên đại học. Thời gian đầu, loại hình đào tạo này đã được Bộ GD&ĐT thí điểm ở 5 ngôi trường đó là: Đại học Xây dựng( ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng), Học viện Ngân hàng (ngành Tài chính – ngân hàng), Đại học Hồng Đức (ngành Giáo dục mầm non), Đại học Tôn Đức Thắng (hai ngành Kế toán và Tin học) và ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (các ngành Tin học, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ may và thời trang, Công nghệ kỹ thuật điện).
Sau những thành công do đào tạo liên thông đại học mang lại thì đến nay hầu hết các trường Đại học trên cả nước đã tổ chức đào tạo loại hình này và có thể kể đến 1 số trường có lượng người theo học rất lớn như: liên thông đại học thương mại, liên thông ĐHXD, ĐH Sư phạm Hà Nội,…

Đem lại lợi ích gì?

Khi nhìn vào thực tế thì có thể thấy rõ ràng 3 lợi ích lớn do liên thông đại học mang lại đó là: dễ dàng hơn khi xin việc làm, nâng cao kiến thức chuyên môn, và tăng bậc lương, khả năng thăng tiến tại nơi làm việc.

liên thông đại học thương mại 2015 thu hút được lượng sinh viên đã tốt nghiệp TC, CĐ theo học là rất lớn (ảnh minh họa).
chương trình liên thông đại học thương mại 2015 thu hút được lượng sinh viên đã tốt nghiệp TC, CĐ theo học là rất lớn (ảnh minh họa).

Thứ nhất, về khía cạnh nâng cao kiến thức chuyên môn.

Thi Đại học không phải việc dễ dàng, nó được coi là kỳ thi lớn nhất trong cuộc đời đi học của chúng ta. Với những bạn không đủ điểm để vào đại học thì các bạn có thể chọn học ở các trường trung cấp, cao đẳng. Sau khi tốt nghiệp, ngoài những kiến thức đã được đào tạo, các bạn sinh viên có thể học bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên môn bằng cách học liên thông lên cấp học cao hơn.

Thứ 2, đó là câu chuyện của xin việc làm 

Có thể thấy được 1 điều là ở nước ta ngoài khía cạnh năng lực thì yếu tố bằng cấp vẫn chiếm 50 – 60% khả năng thành công khi đi xin việc của các bạn trẻ. Rõ ràng 1 điều là nhà tuyển dụng sẽ chú ý nhiều hơn đến những loại bằng cấp, chứng chỉ có trong CV của bạn khi mà họ vẫn chưa thực sự đánh giá được năng lực làm việc của bạn như thế nào.

Thứ ba, về khía cạnh bậc lương, khả năng thăng tiến tại nơi làm việc

Theo quy định của nhiều đơn vị, một trong các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương chính là trình độ bằng cấp của người đi làm. Người có bằng Đại học sẽ có bậc lương cao hơn người có bằng Cao đẳng, Trung cấp. Không những vậy, nếu xem xét giữa những nhân viên có năng lực làm việc tương đương, người có bằng cấp cao hơn thường được ưu tiên trong việc thăng tiến. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều nhân viên, công chức phải sắp xếp lại công việc để học lên Đại học.

Có 3 loại hình liên thông

Hiện nay Liên thông được tổ chức theo 3 loại hình chính đó là: Liên thông chính quy, liên thông vừa làm vừa học, liên thông từ xa
a) Liên thông chính quy

Là loại hình đào tạo liên thông lên Đại học chính quy dành cho những thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng. Ở loại hình này, bạn sẽ được học tập trung cùng với các sinh viên chính quy của trường tuyển sinh, có những quyền hạn và nghĩa vụ như một sinh viên chính quy.
Theo Thông tư 55 (Bộ GD ban hành vào tháng 2/2013), thí sinh có nhu cầu liên thông phải trải qua kì thi tuyển sinh đại học nếu bằng tốt nghiệp của bạn chưa đủ 36 tháng kể từ ngày nhận bằng cho đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Trường hợp bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng của bạn đủ 36 tháng thì sẽ phải thi tuyển 3 môn theo quy định tuyển sinh liên thông từng ngành học. Tuy nhiên vào ngày 18/3/2015, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 55 quy định về đào tạo liên thông với nội dung không còn phân biệt hai loại đối tượng thí sinh, không còn yêu cầu hai phương thức tuyển sinh riêng biệt giữa thí sinh thi liên thông ĐH, CĐ đã tốt nghiệp trình độ đào tạo trước đó dưới 36 tháng hay trên 36 tháng. Thí sinh tốt nghiệp dưới 36 tháng không phải chịu điều kiện xét tuyển chung như thí sinh là học sinh THPT có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ như trước đây. Như vậy, thí sinh vừa tốt nghiệp trung cấp, CĐ nghề, CĐ có thể tham gia ngay các kỳ thi liên thông đại học bằng kỳ thi do nhà trường quyết định, chứ không phải bắt buộc dự kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển như tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy.

b) Liên thông vừa làm vừa học

Loại hình này là sẽ là sự lựa chọn rất tốt dành cho những người đang đi làm mà muốn có tấm bằng Đại học giúp người học có thể vận dụng những kiến thức học vào công việc điển hình là với các bạn đã tốt nghiệp các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề. Tuy nhiên bạn sẽ vẫn phải trải qua kì thi tuyển với 3 môn theo quy định của tuyển sinh liên thông của ngành học.

c) Liên thông từ xa

Ở loại hình này, người học sẽ được học liên thông Đại học theo phương pháp từ xa truyền thống (sinh viên được cung cấp bản cứng của tài liệu, giáo trình để theo học) hoặc học theo phương pháp e-learning hiện đại (giảng viên hỗ trợ trực tuyến qua internet, giáo trình là bản cứng như sách vở thông thương hoặc là bản mềm như e-book, video trực tuyến…).
Điều đặc biệt của liên thông từ xa đó là: hệ đào tạo này chỉ xét tuyển hồ sơ đầu vào, không tổ chức thi tuyển. Quy định này được đưa ra nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những cá nhân muốn học lên bậc cao hơn.
Do bản chất của hệ là đào tạo từ xa nên số giờ lên lớp sẽ ít hơn, giúp những người đã đi làm có thể tiết kiệm chi phí, sắp xếp được thời gian đi làm, thời gian học tập ở nhà, trên lớp và nhiều việc khác trong cuộc sống.

Nguồn: internet

0979.86.86.59

0 0 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments