Tìm hiểu những qui định chung về loại hình đào tạo văn bằng 2
29 01, 2015 tuyensinh89
Trong những năm gần đây, chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo đã mang lại nhiều kết quả nhất định. Một trong những loại hình đào tạo đang được đánh giá cao và được nhiều người lựa chọn chính là đào tạo văn bằng 2.
Nếu đem ra so sánh với các loại hình đào tạo khác (ngoài hệ chính quy tập trung) thì văn bằng thứ 2 được xem là “có chất lượng” hơn cả vì những ai muốn có nó ít nhất họ đã phải có một loại văn bằng trước đó. Hơn nữa, loại hình này hiện nay cũng có khá là đa dạng những ngành nghề như: văn bằng 2 mầm non , văn bằng 2 kiến trúc, xây dựng, tài chính – kế toán,…Như vậy, có thể thấy loại hình này vừa đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng cho những ai muốn theo học nó.
Văn bằng thứ hai còn được xem là cứu cánh cho những sinh viên mới ra trường nhưng chưa tìm được việc làm, là cơ hội cho sinh viên trong việc đa dạng hóa và tăng khả năng thích ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của Nhà tuyển dụng, là cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp cho những ai đang nhàm chán với công việc hiện tại và muốn kiếm tìm cho mình những cơ hội mới.Nó cũng góp phần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng cho những ai đang muốn làm tốt hơn công việc mình đang đảm nhiệm trước đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của thị trường lao động.
Tuy nhiên, có một thực tế là dù rất nhiều người dù muốn theo học văn bằng 2 nhưng khi được hỏi có biết về quy chế đào tạo và những tiêu chuẩn để được theo học hay không thì hầu như là cũng chỉ có một khái niệm rất mơ hồ. Để giúp các bạn có thể hiểu thêm về loại hình đào tạo này, sau đây là 1 số qui định chung được trích từ Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT như sau:
1. Văn bằng đại học thứ hai là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.
2. Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước đòi hỏi ngày càng tăng của xã hội.
3. Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai được thực hiện theo các phương thức giáo dục chính qui và không chính qui với các hệ và các hình thức học sau:
a. Hệ không chính qui: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.
b. Hệ chính qui: Học tập trung liên tục tại trường.
4. Người học bằng đại học thứ hai là nam giới trong độ tuổi gọi nhập ngũ không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình theo qui định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 3- CP ngày 16-1-1995 của Chính phủ và Thông tư Liên Bộ Quốc phòng – Giáo dục và Đào tạo số 1144/TTLB-QP-GDĐT ngày 15- 6-1995…
Xem chi tiết quyết định này tại đây: QĐ22-2001-bgdđt