Vì sao tốt nghiệp đại học vẫn thất nghiệp còn trung cấp thì không?
25 12, 2014 tuyensinh89
Hiện nay, có rất nhiều những cử nhân Đại học, cao đẳng, thậm chí là các thạc sĩ đang rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc là phải giấu bằng cấp của mình để xin đi làm công nhân như những lao động phổ thông khác. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Có lẽ rất nhiều người đều thắc mắc và đặt ra câu hỏi như vậy. Nhưng nếu đi tìm hiểu và đánh giá 1 cách khách quan thì những điều đó hoàn toàn bình thường và không có gì khó hiểu. Bởi lẽ, họ hầu như đều mắc phải một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, thiếu sự định hướng ngay từ bước ban đầu
Hầu hết các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp THPT đều mang 1 tâm lý là cố gắng để thi đỗ vào 1 trường đại học nào đó, bất kể là chuyên ngành gì cũng được chỉ cần nó mang danh hai chữ “đại học” như kỳ vọng của bản thân và gia đình mà không có sự định hướng về tương lai học xong sẽ làm gì. Thậm chí, có những ông bố, bà mẹ luôn khoe rằng con mình là sinh viên đại học nhưng khi được hỏi là sau khi ra trường con ông bà sẽ làm gì và ở đâu? thì họ cũng chỉ trả lời đơn giản rằng: cái đó tính sau, vào đại học là oai rồi. Xin thưa rằng, hàng năm vẫn có hàng nghìn những cử nhân tốt nghiệp ra trường mà vẫn thất nghiệp, họ học nhưng không hề có định hướng cho tương lai, không hề tích lũy được vốn kiến thức nào làm hành trang để bước vào cuộc sống. Thử hỏi như vậy thì ngoài những sinh viên đã được gia đình sắp xếp sẵn 1 công ăn việc làm thì có doanh nghiệp, công ty nào dám nhận những sinh viên còn lại kia vào làm để rồi phải đào tạo lại từ đầu với chi phí cho 1 ông cử nhân cao hơn hẳn là 1 anh thợ học trung cấp có tay nghề đã qua đào tạo. Vậy nên, công tác định hướng nghề nghiệp ngay từ khi các bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, THCS là rất quan trọng và không thể làm qua loa, hình thức. Đây chính là bước quan trọng nhất để mở ra cánh cửa cho các em bước vào đời.
Thứ hai, thiếu sự đam mê
Có 1 sự thật không thể phủ nhận là tất cả những người thành công đều có sự đam mê, tâm huyết với lĩnh vực mà họ theo đuổi. Bill Gates hay Steve Jobs là những ví dụ tiểu biểu cho sự thành công khi theo đuổi lĩnh vực công nghệ mà họ đam mê. Họ làm việc không phải với mục đích duy nhất là tiền, họ làm việc vì họ muốn khám phá những điều mới lạ, làm những điều người khác không làm được. Đó mới là điều làm nên thành công của họ và khiến mọi người kính trọng, nể phục họ.
Còn bạn, bạn không thể học hay làm những việc mà mình không thích với tất cả nhiệt huyết mà thay vào đó là sự căng thẳng, mệt mỏi và áp lực từ ngày này qua ngày khác. Điều đó chỉ dẫn tới sự thiếu hiệu quả và không mang lại lợi ích gì cả. Vậy nên, hãy theo đuổi ngành nghề mà bạn thích, học và làm nó với tối đa sự nhiệt huyết. Đó chính là điều mà những nhà tuyển dụng cần và mong muốn thấy ở bạn, họ sẽ chẳng dại gì từ chối 1 nhân viên như vậy.
Thứ 3, không “vận động” để thay đổi bản thân theo quy luật xã hội
Có lẽ nhiều bạn khi rơi vào cảnh thất nghiệp đều ngửa mặt oán than rằng sao ông trời lại bất công khi 1 cử nhân như các bạn lại không tìm được việc làm cho mình. Trước hết, các bạn nên tự hỏi bản thân đã cố gắng hay chưa? Có thực sự yêu ngành nghề của mình chưa? Đã chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất chưa? Hay là bạn quá ảo tưởng về cái bằng cấp bạn đang cầm trong tay. Nên nhớ, họ trả lương cho bạn theo hiệu quả công việc chứ không phải là bằng cấp bạn có.
Thay vì phí phạm thời gian cho những lúc như vậy, các bạn nên đi tìm hiểu xem tại sao các bạn lại không thể xin được 1 việc làm hoặc có thể đăng ký học ngay 1 khóa đào tạo văn bằng 2 như văn bằng 2 xây dựng, văn bằng 2 tài chính kế toán, văn bằng 2 sư phạm mầm non ,…để tự mở ra cho mình thêm 1 cơ hội.
Tóm lại, xã hội của chúng ta cũng như 1 dạng vật chất luôn không ngừng vận động và biến đổi. Chính bạn cũng vậy, đừng đứng im để chờ quả ngọt tự rơi vào túi, hãy làm việc và cống hiến với niềm đam mê và tạo động lực cho bản thân phát triển theo kịp thời đại. Tôi tin rằng chắc chắn các bạn sẽ thành công!
Tuyensinh89